Chuyển vùng lúa trũng sang nuôi thủy sản: Hiệu quả gấp 4-5 lần

Hải Phòng hiện có 13.000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có một phần không nhỏ là diện tích đất chuyển đổi từ những vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả thậm chí bỏ hoang vì không được thu hoạch...

chuyển đổi mô hình
Nhiều ND đang có thu nhập khá từ ao nuôi thủy sản chuyển đổi từ ruộng lúa.    T.T

Tiên Lãng vốn là huyện thuần nông, thu nhập chính của nông dân vẫn là từ sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, một số vùng đất trũng trồng lúa khó khăn, chỉ cấy được một vụ, địa phương đã động viên các hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn huyện đã có 2.800ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó hơn 500ha diện tích được chuyển đổi từ các vùng lúa trũng kém hiệu quả.

Tuy diện tích chuyển đổi chưa nhiều nhưng lại cho sản lượng và lợi nhuận khá cao. Các hộ nuôi ở hai xã Tiến Minh, Bạch Đằng cũng phấn khởi hơn bởi trước kia cấy lúa cho năng suất thấp, tính 1ha trong 6 tháng cấy lúa cũng chỉ thu được cao nhất là khoảng 10- 15 triệu đồng lợi nhuận. Nhưng cũng trên cùng một diện tích, chuyển sang nuôi trồng thủy sản bình thường cũng đã cho lợi nhuận khoảng từ 30-40 triệu đồng (chưa tính nuôi theo phương pháp công nghiệp).

Ông Lương Ngọc Lập - Chủ tịch xã Bạch Đằng cho biết: “Thực hiện chuyển đổi, huyện hiện có khoảng 1.200ha nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt lẫn nước mặn, tập trung tại các xã Tú Sơn, Tân Phong, Hữu Đoan, Đoàn Xá và Tân Trào. Sau chuyển đổi, do làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nuôi, nên sản lượng luôn đảm bảo mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Văn Quyết - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kiến Thụy cho hay: Theo đánh giá hàng năm thì việc chuyển đổi các diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản cho giá tri bình quân so với cấy lúa là khoảng 5- 6 lần. Tại những vùng nuôi trồng nước ngọt, giá trị sản xuất đạt 250-300 tạ/ha, lợi nhuận đạt từ 80-100 triệu đồng/ha. Đặc biệt những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thì giá trị sản xuất đạt 1,8 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt 800-900 triệu đồng/ha, gấp gần 30 lần trồng lúa. Tiêu biểu như gia đình anh Phạm Văn Bình ở xã Tú Sơn hiện đang có 6.000m2 mặt nước nuôi cá các loại, với sản lượng bình quân đạt từ 15-20 tấn một năm, trừ các loại chi phí lãi khoảng 80-100 triệu đồng/năm, thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2014, trên địa bàn thành phố đã chuyển đổi được 340ha các diện tích vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão… Thu nhập của các hộ nuôi cũng tăng lên từ 3-5 lần trồng lúa, lợi nhuận bình quân một năm thu được từ 60-100 triệu đồng/ha. Một số các hộ có điều kiện đầu tư kinh phí, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất thuận lợi cũng cho lợi nhuận khá cao từ 150- 180 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Tự Trọng  - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Phòng khẳng định: “Ngành nông nghiệp sẽ quan tâm phối hợp các địa phương, báo cáo các cấp thẩm quyền đầu tư  các vùng nuôi trồng thủy sản, tập trung vào thủy lợi, hệ thống điện và các hệ thống hạ tầng khác… cũng như liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân để bà con mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản”.  

Báo Dân Việt, 21/05/2015
Đăng ngày 21/05/2015
Thu Thủy
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 09:57 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 15/05/2024

Hiện tượng chạy quạt xuất hiện bọt trong ao nuôi tôm

Khi quạt hoạt động trong ao nuôi tôm, một hiện tượng thường gặp là sự xuất hiện của bọt trên mặt nước. Điều này thường gây ra sự tò mò và lo ngại cho những người tham gia trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Ao tôm
• 09:40 14/05/2024

Mưa đầu mùa - Nỗi lo của người dân nuôi tôm

Trong những ngày đầu mùa mưa, dòng mưa này không chỉ là niềm vui và cảm hứng cho mọi người mà còn là một thách thức đối với những người nuôi tôm trên ao. Mỗi giọt mưa cũng là một lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc quản lý và ứng phó với những tác động của thời tiết đối với nguồn lợi thủy sản quý báu này.

Ao nuôi tôm
• 09:40 13/05/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 14:59 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 14:59 15/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 14:59 15/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 14:59 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 14:59 15/05/2024